CHẮC BĂNG VƯƠN MÌNH ĐỔI MỚI
Lượt xem:
Chắc Băng là kênh xáng, được đào từ thời Pháp thuộc, dài hơn 40 cây số, như một “đòn gánh” giữa hai đầu là sông Cái Lớn (thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) và sông Trèm Trẹm (hay còn gọi là sông Trẹm, thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau). Con kinh xáng thẳng băng, hai bên bờ là những dãy nhà lẩn khuất bên những dạt dừa nước xanh ngút ngàn. Có nhiều cách để lý giải tên gọi Chắc Băng theo tương truyền của người dân địa phương và học giả Huỳnh Minh trong cuốn “Bạc Liêu xưa”, ngày xưa Chắc Băng là một con kinh nhỏ, chưa có tên. Trong lúc chạy trốn nghĩa quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh cùng vương thất đã đến ẩn náu ở vùng đất này. Phần do hoàn cảnh sống khắc nghiệt phần vì muỗi mòng, rắn rết nhiều vô số kể nên Nguyễn Ánh lâm trọng bệnh. Nghĩ mình không qua khỏi nên ông trăn trối với quan quân rằng: “Cơn bệnh ngặt nghèo này không chữa hết. Chắc trẫm phải băng rồi!”. Nhưng sau đó, nhờ một thầy thuốc ở Thới Bình thôn cứu chữa nên Nguyễn Ánh qua cơn bạo bệnh. Về sau, người ta nhớ câu nói “Trẫm chắc băng” nên đặt tên cho con kinh này là Chắc Băng Hà hay còn gọi là kinh Chắc Băng.,
Cách đây 67 năm (tháng 11/1954), Vàm Chắc Băng thuộc xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận, đã được chọn là nơi trung chuyển của khu vực tập kết 200 ngày đêm. Tại đây, người dân đã chứng kiến một cuộc chia tay dài nhất trong lịch sử với nhiều niềm vui, nỗi buồn, có nụ cười lẫn nước mắt, có hy vọng cả lo âu. Cuộc chia tay “đi vinh quang, ở anh dũng” Khu tập kết 200 ngày đêm sẽ là một địa chỉ truyền thống để giáo dục cho nhiều thế hệ mai sau; về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giáo dục cho đảng viên, cán bộ và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh cũng như trong huyện Vĩnh Thuận về lịch sử và đấu tranh kiên cường của Đảng bộ quân dân ta
Tại địa phương nông dân đả biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhạy bén trong sản xuất, chịu khó học hỏi từ những nơi khác người dân chuyển sang nuôi tôm 2 vụ / năm bên cạnh đó người dân nơi đây còn biết kết hợp xen canh, nuôi tôm – cua, tôm – lúa, trồng lúa trên nền đất nuôi tôm đã đạt nă ng suất cao hơn đời sống người dân được cải thiện hơn. Không chỉ nuôi một loại tôm sú như ban đầu mà còn biết tìm tòi thêm một số loại giống tôm mới có khả năng thích nghi với điều kiện địa phương nơi đây như tôm thẻ, tôm càng xanh cũng đạt năng suất cao cho người dân nơi đây, khuyến khích đối với một số hộ gia đình nuôi tôm có quy mô lớn có điều kiện chuyển sang nuôi tôm công nghiệp để phát huy tối đa tìm năng và lợi thế của con tôm.
Điện – đường – trường – trạm được nhà nước đầu tư, xây dựng, giúp người dân nơi đây không chỉ được hưởng thụ về vật chất và mà cả về tinh thần. Con em trong độ tuổi đều được đến trường học tập và phát triển, công tác giáo dục được chỉ đạo và quan tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường học được xây dựng đảm bảo có đủ sân chơi, bãi tập đúng diện tích và đạt chuẩn theo đúng qui định
Khi đến chắc băng không thể không không nhắc đến chợ vàm, chợ vàm chắc băng nhộn nhiệp từ lúc tờ mờ sáng, không ai biết rõ chính xác chợ được hình thành từ khi nào nhưng điều không thể phủ nhận đó là chợ vàm có tính lịch sữ, hình ảnh chợ gắn bó thân thuộc với người dân, chợ là trung tâm buôn bán vừa là nơi giao lưu tình cảm, trao đổi thông tin vừa là nơi gắn chặt tình làng nghĩa xóm tuy chỉ là một khu chợ nhỏ nhưng chợ vàm ngày nay đã được đổi mới khan trang hơn nhiều.Cuộc sống người dân chắc băng đầy đủ,sung túc, ấm no hơn. Nhiều kinh xáng Chắc Băng giờ đây phục vụ đắc lực cho nhu cầu giao thương, sản xuất. Dọc hai bên đường là những ngôi nhà khang trang, tiện nghi… Tất cả như điểm sắc hồng cho Chắc Băng hôm nay